Nghi lễ trong phong tục tang ma của người Việt

0
3349

Phong tục tang ma của người Việt là một nét văn hóa truyền thống lâu đời. Nghi thức diễn ra và được lưu giữ qua bao đời nay. Thể hiện sự cung kính, tình cảm, luyến tiếc giữa người ở lại và người ra đi.

Lập bàn thờ vong trong phong tục tang ma của người Việt

Một trong những phong tục tang ma của người Việt là trước lúc khâm liệm thì người ta lập một bàn thờ vong ở trước cửa. Bàn thờ vong là một cỗ linh sa được đặt trên một chiếc bàn rộng. Trong linh sa có bài vị và ảnh cùng tên tuổi của người chết. Lập bàn thờ vong trở thành nghi thức tang lễ không thể thiếu trong phong tục tập quán dân tộc Việt.

Nghi lễ trong phong tục tang ma người Việt
Nghi lễ trong phong tục tang ma người Việt

Khâm liệm- phong tục tang ma của người Việt

Sau khi lập bàn thờ, kèn trống nổi một hồi dài người ta tiến hành khâm liệm. Đây là một trong những nghi thức quan trọng trong phong tục tang ma của người Việt. Thi thể người chết được đặt trên chiếc chiếu dưới nền nhà. Khăn phủ mặt và đũa ngáng miệng được bỏ ra, người ta dùng vải trắng gói người chết lại và đặt vào trong quan tài.

Theo tuviphuongdong.net cho hay, trong phong tục tang ma của người Việt, không thể thiếu một bộ tam cúc bỏ vào trong ván, để trừ trùng. Lúc khâm liệm phải có thầy cúng làm lễ. Kể từ lúc đó đến lúc đưa tang trên quan tài luôn được thắp nến. Một số người sùng tín và nhất là với những trường hợp chết bất thường thì hầu như người ta thường đi tìm thầy cúng để chọn giờ tốt khâm liệm và mai táng.

Nghi thức Phục hồn trong phong tục tang ma của người Việt

Phục hồn là một nghi thức trong phong tục tang ma của người Việt, để trả lại hồn phách cho một người nào đó. Khi hồn phách dạng vật chất này được cất giữ an toàn, có thể dùng nó để trả lại hồn phách cho người bị lấy đi. Để thực hiện nghi thức thì một người khác sẽ nuốt linh hồn dạng vật chất này vào bụng của mình rồi đọc lên câu chú ngữ để truyền linh hồn vào xác người bị lấy mất hồn phách bằng việc hôn người đó. Sau khi hồn phách bị tách rời rồi lại được hồi phục cơ thể người đó sẽ sinh ra hiệu ứng phụ là cực kì mệt mỏi.

Lễ phát tang

Sau khi xong nghi thức trên chủ tế làm lễ phát tang. Số khăn tang và mũ mấn được làm đủ với số con cháu, được đặt vào một chiếc mâm trên hương án. Trong lúc chủ tế làm lễ thì con cháu quỳ ở dưới chiếu.

Phúng viếng 

Đám tang thường bắt đầu từ 3, 4 giờ chiều hôm trước và kết thúc vào 9, 10 giờ sáng hôm sau. Sau lễ phát tang cho đến trước khi quay cữu là khoảng thời gian để thân nhân cũng như họ hàng đến phúng viếng.

Nghi thức quay cữu

Trong phong tục tang ma của người Việt, nghi thức quay cữu rất quan trọng. Đúng 12 giờ đêm người ta tiến hành quay cữu. Trước khi quay cữu thì ông trùm sẽ làm lễ tế. Quan tài được quay theo chiều ngang của ngôi nhà, đầu hướng vào phía bàn thờ, chân hướng ra cửa. Nếu đặt ngược lại thì hồn sẽ không ra khỏi nhà. Quay cữu xong, mọi người có thể đi ngủ chỉ để vài người thức trông chừng.

Làm lễ tế cơm

Sáng hôm sau trước khi cất đám chừng một tiếng thì người ta làm lễ tế cơm. Họ xới một bát cơm lồng và một đĩa muối trắng, một chén nước lã. Chủ tế lại lần lượt tế và dâng từng thứ một lên bàn thờ vong như lễ tế vong tối hôm trước. Người dân giải thích rằng đó là cho người chết ăn no trước khi lên đường sang thế giới bên kia.

Nghi lễ tang ma diễn ra có đông đủ con cháu trong gia đình
Nghi lễ tang ma diễn ra có đông đủ con cháu trong gia đình

Cất đám

Đến giờ đưa tang thầy cúng đọc văn tế. Tế xong ông vào trong nhà, cầm dao chém lên mặt áo quan ba nhát sau đó người ta sập kín nắp quan tài lại. Đám tang khởi hành. Đối với người không quy Phật thì đám tang không có phật đình, long kiệu, cờ phướn, cầu kiều. Thường con trai trưởng đi song song với quan tài, các anh em con cháu khác theo thứ tự đi sau xe tang. Trên suốt chặng đường đi người ta thổi kèn, đánh trống để xua đuổi ma tà, ác quỷ.

Hạ huyệt

Huyệt được con cháu đào sẵn từ chiều hôm trước. Lúc hạ huyệt, người con trai trưởng lấp hòn đất đầu tiên sau đó các anh em con cháu khác lần lượt ném xuống một nắm đất thể hiện ý nghĩa con cái đắp mộ cho cha mẹ. Lúc này mộ mới chỉ đắp sơ sài. Người ta phủ vài mảng cỏ, rồi thắp hương và đặt bát cơm bông lên đó. Các cụ đội cầu kiều đi vòng quanh mộ cầu kinh. Xong xuôi, đám tang trở về nhưng phải theo con đường khác, tránh tuyệt đối không về bằng con đường lúc đi và cũng không được khóc nữa vì như vậy hồn người chết sẽ biết lối mà theo về.

Rước vong về thờ

Rước vong về thờ thường là mang Ảnh người chết, bát hương cùng mâm quả thờ trên linh sa được rước vào đặt lên bàn thờ. Người ta lập một bàn thờ ở ngay nơi mà trước kia người chết nằm. Hai bên bàn thờ được treo câu đối thành hai hàng dọc. Trên bàn thờ luôn có hương khói, đèn nhang.

Phong tục tang ma của người Việt là nghi lễ thể hiện rất nhiều điều về nền văn hóa của một dân tộc không chỉ khía cạnh tinh thần mà cả vật chất. Mai táng ngày nay không chỉ mang yếu tố tâm linh mà còn phải phù hợp với điều kiện tự nhiên và xã hội.