Phong tục cưới hỏi Truyền Thống của người Việt Nam

0
3471

Để có được một lễ cưới hoàn hảo thì các bạn nên tìm hiểu thật kỹ các phong tục cưới hỏi theo văn hóa truyền thống và mang nét đẹp riêng của người Việt Nam. Cùng Tuviphuongdong.net đi tìm hiểu nhé!

Theo thời gian sự tiến bộ và phát triển của đời sống xã hội kéo theo nhiều sự thay đổi trong các phong tục , nghi thức của một đám cưới cơ bản trọn gói gồm : Lễ Dạm Ngõ, Lễ Ăn Hỏi, và Lễ Đón Dâu( Lễ Cưới Hỏi )

  1. Lễ Dạm Ngõ

Đây là một lễ nhằm chính thức hóa quan hệ hôn nhân của hai gia đình. Lễ chạm ngõ ngày nay không còn theo lối xưa, mà chỉ là buổi gặp gỡ giữa hai gia đình. Nhà trai xin đến nhà gái đặt vấn đề chính thức cho đôi nam nữ được tự do đi lại, tiếp tục quá trình tìm hiểu nhau một cách kỹ càng hơn trước khi đi đến quyết định hôn nhân. Buổi lễ này, không cần vai trò hẹn trước của người mai mối và cũng không cần lễ vật rườm rà.

Về bản chất, lễ này chỉ là một ứng xử văn hóa, thông qua đó hai gia đình có thể biết rõ về nhau hơn (về gia cảnh, gia phong). Vì vậy trước khi chạm ngõ, nhà trai cũng phải chọn ngày đẹp để đến gặp gia đình nhà gái cho “Thuận buồm xuôi gió” suôn sẻ thì mọi việc tiếp theo mới trọn vẹn.

le-dam-ngo-phong-tuc-cuoi-hoi-cua-nguoi-viet

Đối với lễ này, thường người Việt Nam vẫn tiến hành theo khuôn mẫu cổ truyền:
* Thành phần tham gia:
 + Nhà trai: Bố, mẹ, chú rể, người mối (nếu có.)Có thể có Ông bà nội, ngoại hoặc chú bác cậu dì bên nội, ngoại.
 + Nhà gái: Cả gia đình nhà gái(Cha, mẹ,cô gái; ông bà nội, ngoại hoặc đại diện nôi, ngoại).
*Trang phục:

Mọi người mặc trang phục lịch sự ăn nói nhẹ nhàng có văn hoá. Không nhất thiết mặc comple và áo dài (vì còn phụ thuộc vào thời tiết nắng mưa và địa hình, khoảng cách nhà gái…)

*Lễ vật của nhà trai:

Trầu, cau, chè, thuốc, bánh kẹo, hoa quả (nếu có điều kiện), mỗi thứ đều phải tính chẵn. Lễ này đơn giản, không phải thủ tục rườm rà.

*Nhà gái:

Dọn dẹp nhà cửa sạch, đẹp. Ăn mặc đẹp, trang trọng. Khi đoàn khách nhà trai đến, đón chào niềm nở. Tiếp khách bằng trà (nếu có trà thơm là tốt nhất). Khi nhà gái đồng ý nhận lễ vật, mang đặt lên bàn thờ thì cuộc lễ coi như kết thúc. Sau đó hai bên có thể ngồi lại nói chuyện đôi chút.

Sau lễ chạm ngõ, người con gái được xem như đã có nơi có chốn, bước đầu để chuẩn bị tiến tới hôn nhân.

2. Lễ Ăn Hỏi

Lễ ăn hỏi là ngày mà đôi uyên ương siết chặt nhau, là hai bên gia đình chấp nhận hai bạn là của nhau. Chấp nhận cô dâu và chú rể của hai gia đình.

*Thành phần tham gia:

+ Nhà trai: Chú rể, bố mẹ, ông bà, gia đình,bạn bè và một số thanh niên chưa vợ bưng mâm quả (hoặc bê tráp). Thường thì người bê tráp là nữ nhưng do mâm quả bây giờ khá nặng nên có thể thay thế bằng nam. Số người bê tráp là số lẻ, 3, 5, 7, 9 hoặc 11.

+ Nhà gái: Cô dâu, bố mẹ, ông bà, gia đình và một số nữ chưa chồng để đón lễ ăn hỏi, số nữ đón lễ vật tương ứng với số nam bưng mâm.

le-an-hoi-phong-tuc-cuoi-hoi-cua-nguoi-viet

*Theo phong tục thì nhà trai cần chuẩn bị lễ vật như sau:

– Khay trầu rượu có đủ nhạo và ly

– Hai hộp bánh

– Trái cây

– Lợn sữa quay và xôi gấc

– Bánh xu xê (phu thê)

– Tiền nạp tài (tiền nát)

– Một cặp rượu

– Một cặp trà song hỉ

– Đôi đèn cầy hình long phụng

– Trầu cau theo yêu cầu nhà gái nhưng số lượng phải chẵn

– Nữ trang cho cô dâu (đôi bông nhất định phải có, ngoài ra có thể thêm dây chuyền, vòng, lắc, nhẫn đính hôn…)

3. Lễ Cưới

Lễ cưới hay đám cưới là một phong tục văn hóa trong hôn nhân nhằm thông báo rộng rãi về sự chấp nhận của xã hội và các bên thành hôn về cuộc hôn nhân. Với ý nghĩa này, lễ này còn gọi là lễ thành hôn.

le-cuoi-phong-tuc-cuoi-hoi-cua-nguoi-viet

Lễ cưới của người Việt có nhiều thủ tục gồm:
 + Lễ xin dâu / chạm ngõ
 + Lễ rước dâu
 + Tiệc cưới
 + Lại mặt
– Lễ xin dâu: Trước giờ đón dâu, mẹ chú rể sẽ cùng một người thân trong gia đình đến nhà gái đem cơi trầu, chai rượu ( hay còn gọi là tráp xin dâu) để báo trước giờ đoàn đón dâu sẽ đến, nhà gái yên tâm chuẩn bị đón tiếp.

 

– Lễ đón (rước dâu)

Sau lễ xin dâu, khi gia đình cô dâu đồng ý để nhà trai tới đón dâu, chú rể sẽ mang hoa cưới, hoặc cùng lễ vật để đón cô dâu về nhà. Và trong ngày trọng đại đó gia đình hai nhà sẽ trao tặng quà, của hồi môn cho cô dâu như lời chúc phúc cặp vợ chồng son sẽ luôn giàu sang, hạnh phúc.

– Đãi tiệc

Tiếp đến sẽ tổ chức đãi tiệc nhầm thông báo tin kết hôn với quan viên hai họ, bạn bè và người thân. Hiện nay nhiều gia đình tổ chức tiệc cưới chung sau khi nghi lễ đón dâu kết thúc. Nếu tổ chức tiệc riêng, gia đình nhà gái thường mở tiệc trước khi nhà trai đến đón dâu, còn nhà trai sẽ đãi tiệc sau khi cô dâu về gia mắt họ hàng chú rể.

– Lễ lại mặt

Cuối cùng là sau đám cưới, khi cô dâu đã về nhà chồng, mẹ chồng sẽ chuẩn bị một mâm lễ nhỏ để cô dâu và chú rể mang về nhà gái, làm lễ chào hỏi bố mẹ cô dâu. Đây được gọi là lễ lại mặt, hay lễ nhị hỷ. Thời gian đôi vợ chồng mới cưới về nhà gái lại mặt là khoảng 1-3 ngày sau khi thành hôn. Thời gian này tùy thuộc vào khoảng cách địa lý giữa hai nhà cũng như tùy thuộc vào điều kiện, công việc của cô dâu chú rể.

Ngày nay, việc cưới và được tổ chức theo hình thức mới, ít coi trọng tục lệ cũ, nhưng những truyền thống đằng sau các bước và nghi thức chính chưa phải đã mất hết. Tuy nhiên, các đám cưới truyền thống xưa cũng khác nhau tùy theo vùng và dân tộc.

Hôn Lễ là một lễ trọng có quy định chặt chẽ từ nhiều thế kỷ qua của dân tộc ta không có gì thay đổi trên nền cơ bản. Tuy nhiên ở mỗi vùng, phong tục có điều chỉnh chút ít.