Tín ngưỡng phong tục thờ cúng tổ tiên của người Việt đã trở thành một tập tục truyền thống. Vậy phong tục này có nguồn gốc từ đâu? và mang lại ý nghĩa gì? Cùng chúng tôi đi tìm hiểu chi tiết qua bài viết dưới đây.
1. Nguồn gốc phong tục thờ cúng tổ tiên
Thờ cúng tổ tiên có từ khi nào? Người ta không thể xác định được tập tục thờ cúng tổ tiên của người Việt bắt đầu xuất hiện từ lúc nào. Nhưng đối với dân tộc Việt tục lệ này đã được duy trì và truyền đời trải qua nhiều thế hệ tiếp nối nhau. Tập tục thờ cúng tổ tiên của người Việt có thể xuất phát từ hai nguồn gốc: Tô-tem giáo và Nho giáo.
Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Việt xuất phát từ ý muốn thực hiện lời dạy của Khổng Tử, lấy chữ “hiếu” làm đầu, nhưng lại bị biến hóa thành hủ tục rườm rà, phiền toái đánh mất đi sự giản dị và trong sáng của việc thể hiện chữ “hiếu”. Ngày nay tục lệ thờ cúng này đã trở thành thói quen và phong tục tập quán thiêng trò chơi của cộng đồng dân tộc Việt Nam.
2. Phong tục thờ cúng tổ tiên ngày tết
Tết nguyên đán
Tết Nguyên đán là tiết lễ đầu tiên của năm, bắt đầu từ lúc giao thừa với lễ trừ tịch. Nguyên là bắt đầu. Đán là buổi sớm mai. Tết Nguyên Đán tức là Tết bắt đầu năm, mở đầu cho một năm mới với mọi cảnh vật đều mới mẻ đón Xuân sang. Thờ cúng tổ tiên vào dịp tết nguyên đán cũng trở thành truyền thống khó bỏ của người Việt.
Thờ cúng vào đêm giao thừa
Tết Nguyên Đán bắt đầu từ lúc giao thừa. Lẽ trời đất có khởi thuỷ phải có tận cùng, một năm đã bắt đầu ắt phải có hết, bắt đầu từ lúc giao thừa, cũng lại hết vào lúc giao thừa.
Lễ cúng thổ công
Sau khi tiến hành cúng giao thừa xong, các gia chủ cúng khấn Thổ Công, tức là vị thần cai quản trong nhà, thường được gọi là “Đệ nhất gia chi chủ”. Lễ vật cũng tương tự như cúng giao thừa nghĩa là gồm trầu rượu, nước, đèn nhang, vàng bạc, hoa quả cùng các thực phẩm xôi gà, bánh, mứt v.v
Lễ cúng gia tiên
Lễ cúng gia tiên được dân tộc Việt tiến hành vào chiều ba mươi Tết sau khi sửa soạn xong xuôi người ta làm lễ cúng gia tiên sau đó đèn nhang phải giữ thắp suốt mấy ngày Tết cho tới khi hoá vàng.
Trong mấy ngày này, trên bàn thờ luôn luôn có sự hiện diện của tổ tiên. Để giữ cho hương khỏi bị tắt từ chiều ba mươi người ta thường dùng hương vòng. Cùng với cúng gia tiên ta phải cúng Thổ Công trước để xin phép cho tổ tiên được về đón Tết cùng con cháu.
Xem thêm: Lễ cày Tịch điền nét đẹp văn hóa nông nghiệp Việt Nam
Xem thêm: Khám phá phong tục tết trung thu ở Việt Nam xưa tới nay
3. Ý nghĩa phong tục thờ cúng tổ tiên
- Phong tục thờ cúng tổ tiên mang một ý nghĩa hết sức quan trọng đối với dân tộc Việt Nam. Thể hiện ý thức luôn hướng về nguồn cội, bày tỏ lòng hiếu thảo mà còn mang giá trị về mặt tâm linh.
- Ngoài ra, tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên mang ý nghĩa bày tỏ sự biết ơn luôn hướng về cội nguồn của mỗi người, với cội nguồn dân tộc.
- Trong mỗi gia đình Việt, phong tục thờ cúng tổ tiên truyền tải đạo lý sâu sắc “Uống nước nhớ nguồn” đã trở thành nét đẹp trong văn hóa của người Việt. Thông qua đó, mỗi con người hiểu được giá trị của “đạo hiếu” trong cuộc sống trong mối quan hệ với những người trong gia đình.
- Công cha nặng tựa mây núi, nghĩa mẹ rộng tựa biển trời bao la, do đó chúng ta luôn phải hiếu thảo và biết ơn với cha mẹ khi còn sống và luôn khắc cốt và bày tỏ sự thành kính và xót thương khi cha mẹ về thế giới vĩnh hằng. Gía trị quý báu nhất tiềm ẩn trong tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Việt đó là lời răn dạy về lòng hiếu thảo.
- Như vậy, tín ngưỡng phong tục thờ cúng tổ tiên không chỉ là nét đẹp truyền thống của văn hóa dân tộc mà nó còn là bài học đạo đức vô giá trong tiềm thức của mỗi người. Nó răn dạy con người về đức hiếu thảo, hiếu sinh và hướng về cội nguồn…
Phong tục thờ cúng tổ tiên đã trở thành truyền thống của người Việt. Đặc biệt vào những dịp lễ tết, giỗ chạp thói quen thờ cúng này đã đi sâu vào trong đời sống mỗi gia đình. Tín ngưỡng này thể hiện lòng hiếu thảo của con cháu đối với ông bà cha mẹ, thờ cúng mong muốn đạt được những điều may mắn từ gia tiên phù hộ.