Tết Trung Nguyên ở Việt Nam có ý nghĩa gì? diễn ra vào tháng mấy? Giới thiệu về ý nghĩa tết Trung Nguyên ở Việt Nam, lễ cúng trong ngày tết trung nguyên.
Vài nét về tết trung nguyên
Theo tuviphuongdong.net tết Trung Nguyên là tết của người Hán được tổ chức vào ngày rằm tháng 7, trùng hợp với ngày Xá tội vong nhân và lễ Vu Lan báo hiếu ông bà cha mẹ. Tết Trung Nguyên có nguồn gốc từ lễ Vu Lan Bồn, theo truyền thuyết Phật giáo về sự tích Bồ tát Mục Kiền Liên đại hiếu cứu mẹ kiếp quỷ đói.
Tết trung nguyên ở Việt Nam diễn ra vào dịp tháng 7 âm lịch hàng năm, các tín đồ Phật giáo khắp nơi đều tổ chức cúng, dâng phẩm vật lên Tam Bảo để cầu nguyện cho ông bà, cha mẹ được siêu thoát. Theo phong tục tập quán của dân tộc Việt thì đây chính là một hình thức để con cháu báo hiếu cho những người thân đã mất trong gia đình.
Lễ vu lan hay còn gọi là lễ báo hiếu, không chỉ được tổ chức ở Việt Nam mà còn được tổ chức ở nhiều nước châu Á khác như Trung Quốc, Lào, Campuchia, Malaysia… Các hoạt động tiêu biểu trong lễ báo hiếu là thăm viếng, dọn dẹp mộ phần gia tiên, dâng lễ vật lên Phật, thần linh, gia tiên và tụ họp với gia đình.
Tuy mỗi nước lại có các nghi lễ và thời gian tổ chức không giống nhau nhưng tất cả đều đề cao tinh thần báo hiếu, tri ân với người đã khuất, đền ơn và quan tâm với đấng sinh thành đang sống bên cạnh.
Tết trung nguyên ở Việt Nam có ý nghĩa gì?
Cúng rằm tháng 7 hay còn gọi là lễ vu lan, lễ cúng tết Trung Nguyên ở Việt Nam bao giờ cũng phải cúng ở chùa trước (thờ Phật), rồi mới đến cúng tại gia. Thông thường lễ này sẽ được làm vào ban ngày, tránh làm làm ban đêm.
Ngoài ra ngày lễ tết trung nguyên ờ Việt Nam cũng là ngày Xá tội vong nhân nên nhiều gia đình còn sắp thêm một mâm cơm cúng trước nhà để cúng những vong linh lang thang vất vưởng không gia đình, hay được gọi là cúng cô hồn, cúng chúng sinh.
Sắm sửa ngày lễ tết Trung Nguyên ở Việt Nam sẽ bao gồm một mâm lễ phật, một mâm lễ Thần linh và gia tiên trong nhà, cụ thể:
Lễ cúng Phật: Lễ cúng phật chuẩn bị cơm chay hoặc đơn giản là mâm ngũ quả, cúng xong thì thụ lộc tại nhà. Khi cúng Phật, gia chủ nên đọc một khóa kinh Vu Lan để hiểu rõ về ngày này, hồi hướng công đức cho tổ tiên, ông bà những người đã khuất được siêu sinh.
Lễ cúng thần linh gia tiên: Cúng Thần linh thường là gà trống để nguyên con và xôi hoặc bánh chưng bóc hết lá nhưng không cắt thành miếng. Ngoài ra phải có thêm rượu, chè, trái cây và bình hoa tươi. Cúng gia tiên là một mâm cơm, có thể là món mặn hoặc chay tùy vào hoàn cảnh và căn cơ của người đang sống.
Bên cạnh đó có thể chuẩn bị thêm tiền vàn, những vật dụng dành cho người cõi Âm được làm bằng giấy như quần áo, giày dép, xe cộ… với mục đích để cho những người đã khuất cũng có được một cuộc sống đầy đủ, tiện nghi như dương trần. Theo kiến thức phong thủy cho hay, mâm cúng có thể làm đầy đủ các món mặn như: xôi, gà luộc, cơm, canh, cá kho,… vàng mã và theo nhu cầu sinh thời của người đã khuất.
Lễ cúng chúng sinh: Chuẩn bị đầy đủ Gạo muối, cháo trắng, hoa quả, đường thẻ, quần áo chúng sinh, bỏng ngô, bánh kẹo, tiền vàng, nước, ly cốc nhỏ, 3 cây nhang, 2 ngọn nến nhỏ. Lễ cúng cô hồn không nên làm lễ mặn và thường được tổ chức vào chiều tối ngày 14 hoặc 15 tháng 7.