Mỗi một vùng miền, mỗi dân tộc đều có những tục lệ cưới hỏi khác nhau. Cùng tuviphuongdong.net tìm hiểu nét độc đáo trong phong tục cưới hỏi người Mường ở Hòa Bình qua bài viết dưới đây.
Tìm hiểu và hẹn hò trước khi nên duyên vợ chồng
Nhiều người thường quan niệm của nhiều người, phong tục cưới xin của người dân tộc là cứ thực hiện theo tục “bắt vợ”, “cướp vợ” là sẽ có vợ. Nhưng không phải dân tộc nào cũng vậy. Phong tục cưới hỏi người Mường ở Hòa Bình cũng theo trình tự rõ ràng: yêu – nói chuyện – làm lễ – cưới hỏi 2 lần đàng hoàng.
Họ gặp nhau, tiếp xúc với nhau qua những cuộc tiếp xúc, trao duyên vào các ngày lễ hội, những phiên chợ Phiên, đám cưới, đám hỏi,… Cũng theo trình tự làm quen, rồi hẹn hò, nói chuyện, tâm sự để hiểu nhau, biết nhau và tâm đầu ý hợp. Một lễ, phong tục cưới hỏi người Mường Hòa Bình được tổ chức khá đa dạng, phong phú, tuần tự, không bị cắt xén, không chớp nhoáng và vô cùng tôn nghiêm.
Nét độc đáo trong tục lệ cưới hỏi người Mường ở Hòa Bình
Trong tục lệ cưới hỏi người Mường Hòa Bình, có nội có ngoại đầy đủ cùng ông mối sang nói chuyện với nhà gái. Khi đó, chàng rể sẽ phải mặc quần áo đẹp, chít khăn dân tộc, thêm trên vai khoảng 10 đấu gạo đã nấu chín, 2 con gà thiến luộc chín. Nét khác lạ của Người Mường ở Hòa Bình có phong tục là khi đi rước dâu sẽ rước khoảng 5h chiều, còn khi đưa dâu về thì rước vào lúc 7h tối.
Trong lễ rước dâu cho dù tới sớm đi chăng nữa, nhà trai cũng phải đợi đúng giờ mới được bước chân lên cầu thang nhà gái. Và cho dù cô dâu về nhà chồng sớm cũng phải đợi 7h mới bước chân vào nhà chồng.
Khi nhà trai bước chân vào nhà gái, các cô gái sẽ giật dây để các tổ kiến đỏ rơi xuống cắn những người đi rước dâu của nhà trai. Sau khi lễ xong, mọi người về hết thì chú rể và 2 phù rể vẫn phải ở lại để tiếp khách. Đến tối thứ ba sau đám cưới, nhà gái làm tiệc nhỏ để tiếp rể, sáng hôm sau sẽ có thêm một lễ nhỏ để cho chàng rể nhà mình lại nhà.
Thứ ba, trong phong tục tập quán của người Mường ở Hòa Bình xuất hiện sau lễ cưới thứ nhất tầm một cho tới vài năm. Có thể nói đây là khoảng thời gian thử thách đối với cả 2 vợ chồng mới cưới lần một rằng đã hiểu được tính nết của nhau hay chưa nhưng vẫn chưa được gần gũi nhau.
Nếu một trong 2 bên có gì làm phật ý nhau mà bên đó không chấp nhận được thì có thể khước từ lễ cưới. Thứ ba là lễ rước dâu. Với lễ này mọi chi phí nhà trai phải chịu. Lễ vật chủ yếu mà nhà trai mang tới là tiền, vải tự dệt, váy áo may sẵn,…
Đồ đạc cô dâu mang về nhà chồng là 2 cái gối, đội nón, áo váy đẹp, hai quả gối to để biếu bố mẹ chồng, hai miếng lót, nhiều gối nhỏ khác để biếu cô dì chú bác nhà trai. Trong phong tục cưới hỏi người Mường là khi dâu về, sẽ có tiệc ăn mừng dâu và văn nghệ trò chơi tổ chức thâu đêm suốt sáng.
Sau 3 ngày dâu về thì cô dâu mới được trở lại thăm nhà bố mẹ đẻ của mình. Nhưng không phải lấy chồng là được ngủ với nhau, đợi ngày lành tháng tốt nhờ người trải chăn trải mền thì mới động phòng.