Nét nổi bật trong Cách đón tết của người Miền trung

0
3798

Miền Trung là khu vực người dân vất vả bởi khí hậu khắc nghiệt kéo dài lúc lại bão lũ triền miên …. Vậy nên mỗi dịp tết đến xuân về người dân Miền Trung thường đón tết một cách bình dị. Cùng tuviphuongdong.net tìm hiểu phong tục tết nơi đây xem có gì khác biệt nhé.

Đi chợ tết

Chợ tết ở nơi đâu cũng vậy đường xá, hàng quán hay chợ trở nên tấp nập, các nẻo đường ngập tràn hương thơm của mùi hương trầm hay cũng chính là mùi rộn ràng của mùa xuân. Thay vì họp ở các nơi quen thuộc thì khi Tết đến, chợ họp ở đình làng, bên mé sông hay ngã ba đường, người ta gọi là “chợ mua may – chợ cầu lộc”.

Mỗi dịp tết đến luôn nhộn nhịp kẻ mua người bán với hàng loạt các mặt hàng phục vụ riêng cho ngày Tết. Dường như rau củ, trái cây vườn nhà, các mặt hàng tiêu dùng,…. Trong dịp Tết cũng trở nên mới mẻ và cần thiết hẳn.

Đi chợ tết nét độc đáo trong cách đón tết của người Miền Trung
Đi chợ tết nét độc đáo trong cách đón tết của người Miền Trung

Nhắc đến Tết miền Trung chúng ta không thể quên chợ hoa. Hằng năm, Chợ hoa xuân thường được tổ chức ở khu đất rộng nhất định. Chợ hoa sưu tập vô vàn các loài hoa từ Bắc chí Nam, chợ hoa không thiếu sắc hồng của đào, không thiếu quất từ Hà Nội hay sắc mai vàng của Nam Bộ. Ngày Tết nơi đây nổi bật không chỉ bởi vẻ đẹp muôn màu sắc của hoa mà còn vì niềm hân hoan trong chính người đi ngắm hoa, mua hoa.

Mâm cỗ ngày tết ở Miền Trung

So với trước đời sống của người dân cả nước đặc biệt là người dân miền Trung đã khác đi nhiều. Người dân đã đủ ấm đủ no hơn song không vì thế mà làm khác đi với tổ tiên trong các phong tục tập quán dịp lễ.

Tết về, nhà ai chuẩn bị đầy đủ nào là bánh tét, nem chua, thịt muối,…. Trên bàn thờ hay trong mâm cơm Tết của người dân không thiếu đi những món ăn truyền thống. Đặc biệt ở miền Trung thì Huế là nơi cầu kỳ nhất trong việc chế biến món ăn cũng như mâm cúng ngày Tết. Vốn là cố đô, ảnh hưởng bởi cung cách vua chúa do đó ẩm thực Huế rất cầu kỳ trong chế biến cũng như bày biện hơn hắn nơi khác.

Cách đón tết của người Miền trung, đặc biệt là mâm cỗ ở xứ Huế, mâm cơm cúng toát lên vẻ cao sang nhờ bàn tay khéo léo của những người phụ nữ đảm đang nơi đây. Bánh tét xanh thẫm làm dậy hương nếp cái nhờ nước cốt lá ngót ngâm gạo; bò bắp giấm nước mắm thái lát mỏng tang như tàu lá màu nâu tươi ăn kèm với dưa chua ngọt. Đặc biệt trên mâm cỗ Tết của người dân xứ Huế bên cạnh đĩa bánh tét, dưa món, bò bắp giấm…bao giờ cũng có thêm một chén nhỏ tôm chua…

Mâm cơm để cúng ông bà trong 3 ngày Tết là mâm cỗ phải có đủ các món như: dưa món, giò lụa Huế, gà bóp rau răm, chả, thịt heo luộc, giá chua, canh ninh măng khô, canh miến, cá chiên hay đĩa chả ram… Ở nhiều nơi, người ta còn làm những món cầu kỳ hơn như gỏi bao tử, lá lách gân bò, gỏi ngó sen,….để dân lên tổ tiên ngày Tết để tỏ lòng tôn kính.

Mâm ngũ quả dựa vào lòng thành kính

Miền Trung có những người con chất phác, dân dã, vì vậy cách đón tết của người Miền trung đơn giản, dân quê vì thế mà không đặt nặng hình thức của mâm ngũ quả mà dựa vào long thành kính của mình đối với tổ tiên.

Khúc ruột miền Trung, mảnh đất ảnh hưởng sự giao thoa hai miền Bắc – Nam nên mâm ngũ quả ngày Tết của nhiều nhà vẫn bày biện đủ: mãng cầu, sung, dừa, đu đủ, xoài, vú sữa,… Điều thú vị là người dân miền Trung không hay dùng các loại chuối, trái cây có vị đắng, cay như miền Nam mà chỉ chọn loại quả có vị ngọt, tròn, thơm là lâu hư để chưng cho đẹp mắt.

Mâm ngũ quả mà dựa vào long thành kính đối với tổ tiên
Mâm ngũ quả mà dựa vào long thành kính đối với tổ tiên

Phong tục ngày tết ở Miền Trung

Cũng như hai miền Bắc – Nam, người dân nơi đây chuẩn bị đón Tết từ khoảng 20 tháng Chạp. Ngày 23 tháng Chạp là ngày tiễn ông táo về trời, người ta không cúng cá chép như ở miền Bắc vì theo sự tích cá chép hóa rồng, mà rồng lại tượng trưng cho vua chía nên không được đụng chạm đến. Do đó, mâm cúng ông Táo thường có xôi, thịt, heo luộc và đĩa hoa quả. Sau lễ cúng, ba ông Táo của các gia đình sẽ được thay mới, các ông Táo cũ sẽ được đem đi đặt ở góc đình, miếu hay gốc cây đầu làng – nơi không ai dám xâm phạm.

Chiều 30 Tết là mâm cơm tất niên cúng tổ tiên sau đó gia đình sẽ quay quần bên bữa cơm tiễn năm cũ đón năm mới”.

Cũng như ở Miền Bắc, miền trung có tục xông đất vào sáng mùng một. Thường gia đình sẽ nhờ người lớn tuổi, còn khỏe mạnh, có uy tín trong xã hội hoặc những đứa trẻ thông minh, vui vẻ đến “đạp đất” đầu năm.

Phong tục lì xì ngày Tết vẫn còn đến ngày nay. Sáng mùng một Tết, cả gia đình tụ họp, tảo mộ rồi cùng nhau đi chúc Tết. Sau khi đi thăm mộ là đi lễ chùa. Vào ngày Tết, tất cả các chùa đều đông người hành hương, cầu khấn cho một năm mới đầy thuận lợi cho gia đình.

kiêng kị gì trong dịp đầu năm

Ngày Tết người dân miền Trung thường không ăn trứng vịt lộn, thịt vịt trong ngày Tết vì người ta cho rằng ăn thịt vịt sẽ gặp xui xẻo.

Một số vùng ở miền trung không ăn tôm vì sợ… cả năm mới sẽ đi giật lùi như tôm. Và cũng kiêng mặc quần áo trắng suốt tháng Giêng Âm lịch.

Mặc dù cách đón tết của người Miền trung không cầu kỳ trong khâu chuẩn bị hay hình thức của các nghi lễ đón Tết như miền Bắc. Món ăn cũng không đa dạng như hai miền Bắc, Nam song những tập tục truyền thống đón Tết của người miền Trung cũng có vẻ đẹp riêng biệt.