Khám phá Lễ Hội cúng mùa màng của dân tộc Tây Nguyên

0
1709

Lễ Hội cúng mùa màng của đồng bào dân tộc ở Tây Nguyên, mang đậm nét văn hóa, truyền thống, thể hiện đời sống sinh hoạt gắn liền với thiên nhiên.

Lễ hội gắn liền với đời sống tâm linh của đồng bào dân tộc

Theo tuviphuongdong.net cho hay, Lễ hội cúng mùa màng là một trong những nghi thức không thể thiếu trong đời sống tinh thần của đồng bào dân tộc nơi đây. Lễ hội cúng mùa màng ở Tây Nguyên, nhằm cầu nguyện cho thần thánh M’nông bảo vệ và ban phước cho lúa tốt, theo mùa, gia đình, sự thịnh vượng, bình an và hạnh phúc.

Lễ hội cúng mùa màng của đồng bào dân tộc Tây Nguyên
Lễ hội cúng mùa màng của đồng bào dân tộc Tây Nguyên

Lễ hội cúng mùa màng của đồng bào dân tộc Tây Nguyên, được tổ chức 7 năm một lần, với nhiều nghi thức mang đậm nét văn hóa truyền thống dân tộc, thể hiện đời sống sinh hoạt gắn liền với thiên nhiên núi rừng.

Nghi thức buổi lễ thường diễn ra vào đầu mùa mưa, dịp tháng 3, tháng 4 âm lịch, thời điểm bắt đầu một mùa nương rẫy mới. Lễ hội diễn ra với mong ước cầu cho mưa thuận, gió hòa, mùa màng người dân bội thu, thóc lúa đầy kho, buôn làng no ấm, hạnh phúc. Trong những ngày diễn ra lễ hội cúng mùa màng, người dân trong buôn không đi làm nương, làm rẫy, họ sẽ không đi đâu xa mà chỉ ở trong buôn để tập trung cho hoạt động này.

Nghi lễ gắn liền với phong tục đồng bào dân tộc

Trong đời sống tâm linh của đồng bào dân tộc nơi đây, người dân tộc Êđê ở các tỉnh Tây Nguyên tổ chức nhiều nghi lễ trong lễ hội cúng mùa màng gắn với vòng đời người hoặc chu trình sản xuất… Nghi thức cúng thần lúa là một trong những nghi lễ quan trọng nhất gắn liền với phong tục tập quán sản xuất của người Êđê đã được ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch Đắk Lắk phục dựng để bảo tồn.

Đồng bào dân tộc nơi đây đều chuẩn bị trước khi cúng, thường có hoạt động dọn rẫy đầu tiên. Sau đó, dân làng chuẩn bị lễ cúng thần lúa và các thần khác. Mục đích của lễ hội cúng mùa màng là cầu các thần phù hộ cho mưa thuận gió hòa, mùa màng được bội thu, kinh tế phát triển.

Nghi thức diễn ra trong lễ hội cúng mùa màng
Nghi thức diễn ra trong lễ hội cúng mùa màng

Lễ cúng thần lúa được già làng thực hiện ở nhà, trên rẫy và trên đường lên rẫy, cùng với những lễ vật do chính đồng bào làm ra như: rượu cần, lợn, gà… Mọi nghi thức của lễ hội, Già làng là người đứng ra điều hành mọi sinh hoạt chung và đại diện cho buôn tế lễ cảm ơn thần linh cho mọi gia đình có một mùa lúa bội thu.

Sau một mùa vụ dù được vụ hay mất mùa, thì đồng bào nơi đây vẫn tổ chức Lễ mừng lúa mới nhằm tạ ơn Thần linh đã ban cho họ mùa màng bội thu. Nếu không bội thu thì trong lời cúng của Già làng, họ cũng sẽ xin thần linh trong mùa lúa mới sẽ ban cho phước lộc, dân làng làm ăn tấn tới, mùa màng bội thu.