Phong tục cưới hỏi người Miền Nam có gì đặc biệt

0
1676

Ở nước ta mỗi một vùng miền đều có, nghi lễ và phong tục cưới hỏi khác nhau. Vậy so với hai miền Bắc và Miền Trung thì phong tục cưới hỏi người Miền Nam có gì đặc biệt nhé.

Trong phong tục tập quán cưới hỏi miền nam, truyền thống thì thường bao gồm lễ xin dâu, lễ lên đèn, lễ đón dâu và lễ thành hôn. Tuy nhiên, trải qua quá trình hiện đại hóa thì phong tục cưới hỏi người miền nam ngày càng đơn giản hơn gồm có dạm ngõ, ăn hỏi và đón dâu.

Tráp ăn hỏi là số chẵn

Trong phong tục cưới hỏi người Miền Nam về tráp ăn hỏi bạn sẽ nhận thấy được sự khác biệt với miền Bắc là số lượng tráp ăn hỏi là số chẵn. Lễ ăn hỏi thường không quá cầu kì, nhưng các cô dâu chú rể vẫn chuẩn bị vô cùng chu đáo. Lễ ăn hỏi trong phong tục cưới hỏi miền Nam đơn giản kể cả trong vật phẩm và lễ nghi.

Tráp ăn hỏi người Miền Nam là số chẵn
Tráp ăn hỏi người Miền Nam là số chẵn

Theo tuviphuongdong.net cho hay, nghi lễ cưới hỏi của người miền Nam nhà gái thường yêu cầu là 6 tráp. Bởi lẽ, trong quan niệm của họ, số 6 là con số tượng trưng cho tài lộc, may mắn và hạnh phúc và cũng là cầu mong cho sự sinh sôi, thịnh vượng và gia đình luôn đầm ấm. Các lễ vật trong tráp thường được các công ty trang trí tiệc cưới chuyên nghiệp sử dụng đó là trầu cau, rượu chè, bánh tét, hoa quả, xôi…Không chỉ vậy, khi nhà trai đến nhà gái thì sẽ có thêm một lễ vật như áo dài, đồ trang sức được đựng trong tráp hộp tinh xảo.

Lễ đen và lễ vật tráp lễ dành riêng cho cô dâu

Theo phong tục cưới hỏi miền Nam, lễ đen là số tiền nhà gái thách cưới nhà trai và được đựng trong tráp nhỏ. Chiếc tráp này được mẹ chú rể trao tận tay cho mẹ cô dâu với ý nghĩa như một chút lễ mọn cho lễ ăn hỏi. Tiền trong lễ đen nên chuẩn bị tiền mới và đựng trong phong bì song hy tươm tất như thể hiện tấm lòng của nhà trai cho nhà gái. Sau đó thì lễ đen này sẽ được đặt lên bàn thờ gia tiên trước sự chứng kiến của hai nên gia đình.

Tráp lễ dành riêng cho cô dâu thường là áo dài và đồ trang sức. Trong lễ ăn hỏi, cô dâu sẽ mặc áo dài và đeo đồ trang sức do nhà trai mang đến rồi sau đó mới ra chào hỏi họ hàng hai bên và bắt đầu làm lễ trước bàn thờ gia tiên.

Cô dâu sẽ mặc áo dài trong lễ ăn hỏi
Cô dâu sẽ mặc áo dài trong lễ ăn hỏi

Trình tự nghi lễ đám cưới của người Miền Nam

Những nghi thức trong phong tục cưới hỏi người miền Nam sẽ được thực hiện trước bàn thờ gia tiên và sự chứng kiến cho hai bên gia đình. Trong đám cưới, trưởng tộc sẽ là người đại diện cho họ nhà trai ngỏ lời và trình lễ vật. Khi đã được nhà gái tiếp nhận lễ vật, chú rể sẽ trao nữ trang cho cô dâu. Nếu bạn còn băn khoăn về việc chuẩn bị lễ vật đám hỏi thì hãy tìm đến những dịch vụ trang trí tiệc cưới chuyên nghiệp để được tư vấn nhé.

Sau đó, nghi thức tiếp theo sẽ là lễ lên đèn và rước dâu. Lễ lên đèn chính là nét văn hóa đặc trưng trong phong tục cưới hỏi miền Nam. Khi chú rể đến nhà gái sẽ bưng một khay trầu và một cặp đèn cầy. Cô dâu chú rể sẽ cầm nến thắp sáng và cắm vào chân đèn trên bàn thờ tổ tiên.

Điều đặc biệt quan trọng trong nghi thức lên đèn đó là hai cây đèn cầy phải cháy đều nhau và không được để cây đèn nào tắt trước. Bởi lẽ, đèn tắt theo quan niệm của người miền Nam là điềm báo không may. Khi rước dâu xong thì tại nhà trai, cô dâu chú rể sẽ thực hiện những nghi thức như thắp hương gia tiên, dâng rượu mời trà mẹ, mời trà các quan khách…