Phong tục kéo vợ của dân tộc H’Mông SaPa

0
2711

Sapa – Lào Cao nơi có nhiều dân tộc thiểu số sinh sống cùng với đó là sự đa dạng về văn hóa, phong tục tập quán, đặc biệt là tục lệ kéo vợ của người H’Mông nơi đây, lôi cuốn sự tò mò của khách du lịch Sapa. Hãy cùng tuviphuongdong.net tìm hiểu nét phong tục kéo vợ của dân tộc H’Mông.

Tục kéo vợ là một nét trong văn hóa rất đặc trưng của người dân tộc H’Mông. Đồng bào H’Mông thuộc phái mẫu hệ nên họ rất tôn trọng những người phụ nữ trong gia đình cũng như buôn làng. Đây được xem như một nét phong tục tập quán đẹp của người dân tộc H’Mông.

Tục lệ diễn ra, mặc dù đôi trai gái đã yêu nhau từ trước nhưng đến lúc lấy nhau vẫn phải tổ chức lễ kéo vợ thì cô gái mới chịu về nhà chồng, bởi không có cô gái H’Mông nào tự bước chân về nhà chồng, điều này thể hiện sự danh giá của người con gái.

Phong tục kéo vợ
phong tục kéo vợ độc đáo của người dân tộc Mông

Vì sao lại diễn ra tục lệ kéo vợ?

Chuẩn bị đi kéo vợ: Đoàn người kéo vợ phải có ít nhất 5 người chính thức và một số người làm công tác phụ giúp bao gồm: Một cô gái trẻ chưa chồng khác họ nhà trai, một chàng trai chưa vợ, một người bác ruột có hiểu biết cầm trịch, và chú rể, 1 người cô hay dì đại diện mẹ chú rể cùng một số bạn trai trẻ biết cách kéo vợ.

Tục lệ này thường diễn ra thể hiện việc Cô gái không bị xã hội đánh giá thấp hèn cam chịu chay theo con trai một cách mù quáng hạ thấp mình để hầu hạ nhà trai.

Người con trai thực sự cần lấy cô gái làm vợ thật với thiên chức của người mẹ mới tổ chức kéo vợ, thể hiện thái độ rõ ràng cụ thể.

Tránh sự đồn thổi tai tiếng xấu của xã hội và sự ngược đãi sau này của người chồng và người nhà trai.

Trước khi đi cả đoàn kéo vợ sẽ cùng nhau hội ý, khi đi chia ra tốp để tránh sự nghi ngờ. Con trai cùng phù rể đi trước, phù dâu cùng người đại diện mẹ nhà trai theo sau, người cầm trịch và tốp kéo hộ đi sau cùng. Khi tới điểm hẹn, chàng trai hẹn người yêu đến cùng tâm sự tại 1 địa điểm thuận lợi. Mọi người sẽ nấp vào các bụi rậm, khi cô gái xuất hiện chàng trai chào hỏi giữ chân cô gái lại để cô gái không đề phòng.

Bắt đầu kéo vợ

Chàng trai sau khi tán tỉnh cô gái một lúc, chàng sẽ tóm tay cô gái nói: Lần này ta kéo em về làm vợ ta đây. Sau đó chàng trai giữ chặt lấy người yêu, những người kéo giúp nhấc bổng cô gái rồi chạy biến về nhà chồng.

Tục lệ bắt vợ truyền thống của dân tộc H'Mông
Cảnh bắt vợ của người H’Mông

Nếu như cả đội gặp sự phản ứng của nhà gái thì hội kéo cứ kéo, Khi gần về nhà trai, đoàn kéo vợ sẽ cử một người chạy trước báo cho người nhà chú rể bắt một đôi gà bao gồm 1 gà mái tơ, 1 gà trống chưa gáy đợi ở cửa chính khi cô dâu về thì làm lý gọi hồn, xong xuôi mang gà mổ thịt làm cơm đãi đoàn người giúp kéo.

Trong bữa cơm nhà trai sẽ mời 1 người có hiểu biết đến dùng cơm, sau đó người này sẽ giúp nhà trai sang nhà gái báo tin rằng nhà trai đã kéo được con gái họ về. Nhà trai lúc này sẽ mang 1 gói thuốc lá tự trồng, 1 sừng trâu rượu làm lễ vật báo tin.

Khi cô dâu về, nhà trai sẽ bố trí để cô dâu và phù dâu ngủ chung ba đêm, đến sáng thứ ba họ sẽ giã bánh dầy đưa cô dâu để cô về nhà lấy đồ thay. Đoàn người lúc này gồm cô dâu, chú rể, cha/mẹ chú rẻ, phù dâu, đến nhà gái chú rể sẽ phải quỳ lậy tất cả các thành viên trong gia đình nhà gái để làm quen với họ. Nhà gái khi này sẽ tổ chức bữa cơm tiếp đãi đoàn khách nhà trai, tại bữa cơm người đại diện nhà gái là bà dì hay bà cô sẽ hỏi cô gái là cô có thể chung sống cả đời chàng trai được không? Cô gái sẽ vui vẻ trả lời đồng ý. Như vậy nhà gái mới yên tâm dọn đồ để cô gái cầm về nhà chồng.

Tục lệ kéo vợ là một biểu hiện rõ nét trong văn hóa của người Mông. Họ thường dùng từ kéo cô dâu hay kéo vợ. Trong cuộc sống mặc dù đôi trai gái yêu nhau đắm đuối, từng thề thốt cùng chung sống với nhau cả đời, lúc lấy nhau thật cũng phải tổ chức kéo thì cô gái mới chịu về nhà chồng, không có cô gái nào tự bước chân về nhà chồng cả