Nguồn gốc và ý nghĩa của ngày Lễ Vu Lan báo hiếu

0
2309

Lễ Vu Lan báo hiếu diễn ra vào ngày 15/7 âm lịch, một sự kiện trọng đại không thể thiếu trong các hoạt động văn hóa tâm linh, Phật giáo. Cùng tuviphuongdong.net tìm hiểu chi tiết ý nghĩa của ngày lễ này.

Lễ Vu Lan báo hiếu có nguồn gốc từ đâu?

Ngày Lễ Vu Lan báo hiếu xuất phát từ truyền thuyết Bồ tát Mục Kiền Liên đại hiếu, đã cứu mẹ của mình ra khỏi kiếp ngạ quỷ. Vu Lan thường diễn ra vào ngày rằm tháng 7 hàng năm, là để tưởng nhớ công ơn cha mẹ đã có công nuôi dưỡng và chăm sóc.

Lễ Vu Lan báo hiếu có ý nghĩa gì?
Lễ Vu Lan báo hiếu có ý nghĩa gì?

Mỗi người được sinh ra và nuôi dưỡng đến khi trưởng thành. Đối với cha mẹ, những người con trưởng thành luôn là niềm tự hào của họ, đồng thời cũng là kết quả của những nỗ lực vượt qua bao nhiêu khó khăn thăng trầm, ghi nhớ công ơn dưỡng giục của cha mẹ, phải ứng xử sao cho xứng đáng.

Ngày lễ vu lan báo hiếu cũng là dịp để những người con có cơ hội báo hiếu cha mẹ. Là một trong những phong tục không thể thiếu trong văn hóa dân tộc Việt. Các nguyên tắc của đạo lý sống, những nét văn hóa tâm linh của dân tộc.

Ý nghĩa của ngày Lễ Vu Lan Báo Hiếu

Ngày lễ Vu Lan diễn ra là dịp “nhắc nhở” các thế hệ con cháu ghi nhớ công ơn sinh thành, dưỡng giục sinh thành của cha mẹ, ông bà, tổ tiên dành cho con cháu. Không những vậy, đây còn là dịp ghi nhớ công ơn những đóng góp to lớn của các anh hùng dân tộc, và những người có công với đất nước.

Trong phong tục tín ngưỡng của người Việt Nam, ngày lễ Vu lan báo hiếu chính là dịp để nhắc nhở thế hệ con cháu chúng ta nhớ đến công ơn dưỡng dục sinh thành. Và ngày lễ này mở ra cũng là mùa báo ân báo hiếu.

Thông qua ngày lễ, mong muốn nhắc nhở con cháu, không chỉ báo hiếu cha mẹ ở kiếp này mà còn ở nhiều kiếp khác. Theo Phật giáo nhìn nhận, con người trong mối tương quan nhân quả, trong vòng nghiệp báo luân hồi. Báo hiếu chính là thể hiện những đức hạnh của mỗi con người.

Nguồn gốc và ý nghĩa của ngày Lễ Vu Lan báo hiếu
Nguồn gốc và ý nghĩa của ngày Lễ Vu Lan báo hiếu

Trong xã hội hiện nay,luôn có sự tồn tại những hoạt động mang ý nghĩa trái ngược nhau, nhưng có mối quan hệ chặt chẽ và gắn bó là làm ơn và báo ơn. Theo đó, Sự hiếu thảo của con cái đối với cha mẹ, không chỉ được thể hiện mạnh mẽ trong sự cung phụng về vật chất mà còn trong lĩnh vực đời sống tinh thần.

Trong cuộc sống,Cha mẹ luôn cần tình cảm và sự chăm sóc của con cái. Vì thế bên cạnh việc chăm sóc cho cha mẹ, chúng ta cũng cần làm những việc giúp cha mẹ luôn vui vẻ, không còn phải lo lắng về tương lai và cuộc sống của con cái.