Nét đẹp văn hóa của dân tộc Thái Tây Bắc

0
3960

 Đồng bào dân tộc Thái sinh sống chủ yếu trên địa bàn vùng núi phía bắc, có đức tính chịu khó, cần cù. Họ là những con người vị tha, yêu thương và đùm bọc nhau trong cuộc sống. Cùng tuviphuongdong.net tìm hiểu nét đẹp vắn hóa của dân tộc Thái vùng Tây Bắc. 

 Ngôn ngữ và chữ viết

Ngôn ngữ và chữ viết là phương tiện được lưu truyền qua nhiều thế hệ. Là hình thái quan trọng nhất trong đời sống văn hóa tinh thần của một dân tộc. Đồng thời, điều đó cũng góp phần bảo tồn và phát triển sự đa dạng trong văn hóa Việt Nam. Chính vì thế, riêng đối với ý kiến bản thân tôi, việc đưa ngôn ngữ vào trong giáo dục đối với các em học sinh dân tộc thiểu số là một điều hết sức hữu ích, quan trọng góp phần giữ gìn bảo tồn ngôn ngữ và chữ viết cho các thế hệ sau.Không chỉ có ngôn ngữ chữ viết vô cùng đa dạng, người Thái tại Điện Biên còn có những nét đặc trưng trong ẩm thực.

Ẩm thực của người dân tộc Thái
Ẩm thực của người dân tộc Thái

Ẩm thực của người Thái có gì đặc biệt

Ẩm thực trở thành một nét văn hóa đặc sắc của người dân tộc Thái. Những món ăn của dân tộc Thái thể hiện sự kết hợp hài hòa của sông, của rừng, của những tấm lòng chân quê giản dị. Dân tộc Thái ưa cái hương vị đậm đà, giàu chất dinh dưỡng nhất là các món nướng. Độ đậm đà của hương vị các món ăn cũng đạt đến mức đỉnh điểm: cay thì thật là cay, ngọt thì thật ngọt mà chát thì không gì chát bằng. Món thịt trâu hoặc bò, cá, gà nướng được người Thái tẩm, ướp gia vị rất cầu kỳ. Gia vị để ướp là hạt tiêu rừng hay còn gọi là hạt “mắc khén”, ớt, tỏi, gừng, muối… Trước khi đem ướp với thịt, các gia vị cũng được nướng lên cho chín, hương thơm.

Uống rượu là phong tục tập quán không thể thiếu của người dân tộc Thái. Người Thái rất thích uống rượu, đối với họ rượu là phong tục cho nên họ tự chế biến lấy để tiêu thụ. Rượu của người Thái có ba loại chính: Lảu xiêu (cất hay trắng), Lảu xả (Rượu cần), Lảu vang (rượu nếp cái). Người Thái xem rượu là cái cớ để cởi mở niềm vui, sự hân hoan mang tính văn hóa lành mạnh, không bê tha. Với người Thái, rượu cần là thức men thú vị mỗi khi có đình đám. Sinh hoạt ẩm thực của người Thái có cung cách giờ giấc nhất định. “Kín lảu mi ngan, đa pan mi pựa”, tức là ăn có bữa, rượu có giờ.

Phong tục tập quán: Cưới hỏi – ma chay

Cưới hỏi: Lễ cưới truyền thống của dân tộc Thái có 2 bước có bản, đó là cưới lên và cưới xuống. Tuy nhiên, cuộc sống ngày càng hiện đại và trở nên hội nhập chính vì vậy mà các thủ tục rườm rà và không cần thiết gần như đã được xóa bớt đi. Dù vậy nhưng những người dân tộc Thái vẫn giữ được những nét truyền thống như người con gái khi lấy chồng phải “tẳng cẩu”, nghĩa là phải búi tóc trên đầu, đối với người Thái đen là vậy, trong ngày cưới người con gái mặc trang phục truyền thống của dân tộc.

Phong tục cưới hỏi của dân tộc Thái
Phong tục cưới hỏi của dân tộc Thái

Ma chay: Tương đối phức tạp, tuy nhiên đa phần vẫn giữ tục thờ cúng tổ tiên. Lễ tang có 2 bước cơ bản la pông và Xống. Pông có nghĩa là phúng viếng tiễn đưa hồn người chết lên cõi hư vô, đưa thi thể ra rừng chôn (Thái trắng), thiêu (Thái đen). Xống là đưa đồ tang lễ ra bãi tha ma và kết thúc bẵng lễ gọi ma trở về ngụ tại gian thờ cúng tổ tiên ở trong nhà.

Kiến trúc nhà ở

Người Thái chủ yếu sống trong những ngôi nhà sàn đầm ấm tình yêu thương giữa các thế hệ. Nhà được thiết kế bốn mái mặt bằng sàn hình chữ nhật gần vuông, hiên có lan can, nhà sàn dài, cao, mỗi gian hồi làm tiền sảnh. Hai gian hồi để trống và có lan can bao quanh. Khung cửa ra vào và cửa sổ có nhiều hình thức trang trí khác nhau. Vách tường thường được đan bằng tre, nứa tạo thành các phên và ván gỗ làm tường nhà, nền sàn cũng được dùng từ cây tre, mét. Mái nhà được lợp bằng lá tranh, lá cọ. nhưng ngày nay thường chuyển sang lợp ngói.